Thúc đẩy chuyển đổi số để nâng cao thứ hạng kinh tế

Sự chuyển mình kịp thời trong số hóa sẽ tạo thế và lực mới cho các doanh nghiệp, là động lực phục hồi và phát triển nền kinh tế.

Lộ trình chuyển đổi số tại Việt Nam đã được khởi động từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, phải đến khi Đại dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu kỹ thuật số mới được đẩy nhanh hơn. Các doanh nghiệp trong bất kể lĩnh vực nào đều phải nhanh chóng tìm ra cách tương tác với khách hàng (người tiêu dùng, bệnh nhân, sinh viên, doanh nghiệp đối tác…), hoặc thậm chí với nhân viên của mình. Để thích ứng, nhiều doanh nghiệp buộc phải nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số.

Cơ hội và thách thức

Số liệu từ Báo cáo của World Bank cho biết, từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát (tính đến tháng 10/2021), khoảng 70% số doanh nghiệp lớn của Việt Nam bắt đầu chuyển hướng hoặc tăng sử dụng nền tảng số. Con số này đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ lần lượt là 55% và 58%. Tỷ lệ người tham gia tiêu dùng trực tuyến tính đến quý IV/2021 tại Việt Nam đạt 44% dân số, tăng thêm 12% so với thời điểm trước dịch.

Đánh giá về chuyển dịch số của Việt Nam, Google Temasek, Bain &Company dự báo, kinh tế số của Việt Nam vào năm 2025 có thể đạt 57 tỷ USD, tăng trưởng nóng nhất trong các lĩnh vực gồm thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ.

Theo Tiến sĩ Đặng Thái Bình, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế và phát triển – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, việc chuyển đổi số giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động, cải thiện năng suất, cũng như mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và các mô hình kinh doanh mới thông qua thương mại điện tử, phân tích dữ liệu. Trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp phải tái cấu trúc các quy trình, trở nên linh hoạt hơn, củng cố tiêu chuẩn hóa và tự động hóa, nhằm tối ưu hóa khả năng đáp ứng cho khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *